Nhận biết được các biểu hiện và dấu hiệu gai khớp gối là một bước quan trọng, trong việc ngăn ngừa và điều trị căn bệnh về xương khớp khá nguy hiểm này, hạn chế tối đa những biến chứng đáng tiếc.
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết rằng, gai khớp gối là dấu hiệu biểu hiện sự tổn thương của các lớp sụn ở khớp gối. Lúc này, bề mặt sụn ở đầu khớp trở nên sần sùi, thô ráp, mỏng dần đi và không giữ được độ trơn láng như bình thường. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự vận động ở khớp xương đầu gối, đồng thời xảy ra tình trạng viêm đau làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương khiến cho khớp xương đầu gối bị hư hại và dẫn đến xuất hiện gai xương.
Theo kết quả của các nghiên cứu thì thông thường bệnh gai khớp gối chính là hệ quả của bệnh thoái hóa khớp gối, hay gặp ở người bệnh trên 40 tuổi. Bệnh lý gai khớp gối nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, các gai xương sẽ phát triển và chèn ép vào các dây thần kinh của người bệnh khiến họ phải đối mặt với những cơn đau đớn khó chịu, thậm chí lâu dần có thể dẫn đến bất lực vận động và sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính mạnh của người bệnh.
Các dấu hiệu và biểu hiện bệnh gai khớp gối thường gặp
Gai khớp gối sẽ rất nghiêm trọng nếu như chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, phát hiện biểu hiện gai khớp gối ngay từ những dấu hiệu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng căn bệnh này. Người bệnh gai khớp gối thường có các biểu hiện sau đây, những biểu hiện này tương tự với bệnh thoái hóa khớp gối.
1. Đau tại đầu gối
- Dấu hiệu bệnh gai khớp gối ở giai đoạn đầu: Người bệnh cảm thấy đau mơ hồ, cảm giác đau thoáng qua do gai gai xương mới hình thành, hình dạng còn nhỏ nên chưa gây tổn thương nhiều cho người bệnh.
- Ở giai đoạn sau: Gai xương phát triển to lên khiến cho người bệnh có biểu hiện đau tại khớp gối, cơn đau tăng dần khi vận động hoặc di chuyển, thậm chí có khi đau đột ngột và rất dữ dội. Càng kéo dài, tình trạng cơn đau càng diễn tiến nặng nề hơn, người bệnh có thể đau cả khi nghỉ ngơi hoặc chỉ cần cử động nhẹ, co duỗi khớp gối cũng thấy đau khiến cho người bệnh chỉ muốn ngồi một chỗ mà không muốn vận động.
2. Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục
Đây là biểu biện bệnh gai khớp gối rất dễ nhận biết, bởi khi người bệnh gai khớp gối vận động đứng lên ngồi xuống sẽ phát hiện có tiếng kêu lục cục hoặc lạo xạo phát ra từ khớp gối. Sở dĩ có dấu hiệu đó là bởi vì sụn khớp bị ăn mòn và mỏng dần đi, lượng chất hoạt dịch giảm đi đáng kể khiến khớp xương bị khô. Khi di chuyển, hai đầu xương và sụn sẽ cọ xát vào nhau làm phát ra âm thanh, kèm theo đó là các cơn đau nhức rất khó chịu.
3. Khớp gối bị sưng và tấy đỏ
Bệnh gai khớp gối diễn tiến nặng hơn khi các gai xương xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho màng hoạt dịch rất dễ bị viêm và dẫn đến nguy cơ tràn dịch khớp gối. Đó là lý do khiến cho vùng khớp gối của người bệnh gai khớp gối có dấu hiệu bị sưng lên và tấy đỏ gây đau nhức và khó khăn vận động cho người bệnh. Mặt khác, các mô sụn bị vôi hóa sẽ dẫn tới sự tấy đỏ của vùng da ở khớp gối. Tình trạng này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ bệnh xảy ra trên cơ thể người bệnh.
4. Dấu hiệu cứng khớp
Dấu hiệu bệnh gai khớp gối còn được biểu hiện với sự co cứng khớp. Các khớp xương bị đau và trở nên cứng lại do sự thoái hóa của khớp xương, khiến cho người bệnh rất khó linh hoạt chân. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân gai khớp gối thường có triệu chứng cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc bất động khớp ở một thời gian lâu. Khớp gối không được cử động sẽ bị cứng lại làm cho bệnh nhân bất lực vận động , lúc này càng cố gắng vận động người bệnh càng bị đau nhói. Phải mất một thời gian ngồi nghỉ ngơi và xoa bóp khoảng 30 phút đến 1 tiếng mới có thể đi lại được.
5. Tê mỏi hoặc mất cảm giác
Gai xương ở khớp gối phát triển nhanh chóng sẽ khiến cho hệ thần kinh bị chèn ép và gây nên hiện tượng tê mỏi. Dấu hiệu này thường gặp phải ở người bệnh gai khớp gối ở mức độ nặng. Nhiều trường hợp gai khớp gối thường có biểu hiện đau nhức và tê mỏi kéo dài xuống dưới bàn chân mỗi sáng thức dậy hoặc do ngồi lâu. Thậm chí một số trường hợp người bệnh gai khớp gối bị mất cảm giác vùng chân, không thể đi lại và vận động bình thường được.
6. Khớp bị biến dạng
Các gai xương mọc và phát triển nhiều khiến cho khớp xương bị lệch trục, mất dần đi hình dáng và cấu trúc xương ban đầu. Đây là lí do làm cho khớp gối bị biến dạng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chân mà còn khiến cho người bệnh gặp trở ngại lớn trong quá trình vận động và di chuyển.
7. Hạn chế vận động
Gai khớp gối kéo theo các biểu hiện đau và cứng khớp, đồng thời các gai xương phát triển nhanh và ngày càng to ra khiến cho người bệnh gặp phải khó khăn trong việc vận động và đi lại. Ở mức độ nặng nề, người bệnh thậm chí còn không thể đi lại được, bất lực vận động hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bệnh gai khớp gối, người bệnh nên chủ động đến ngay tại các cơ sở y tế để được để được chẩn đoán và điều trị. Có thể chẩn đoán gia khớp gối bằng các cận lầm sàng như X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm phát hiện tràn dịch khớp gối….
Phong cách sống phòng ngừa bệnh gai khớp gối
Bên cạnh việc chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để chủ động phòng ngừa bệnh gai khớp gối một cách hiệu quả. Phong cách sống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gai khớp gối xảy ra trên cơ thể người:
- Giữ đúng tư thế trong làm việc và học tập đúng đắn giúp ngăn ngừa bệnh gai khớp gối.
- Hạn chế vận động mạnh, mang vác các vật nặng, làm việc thường xuyên với khớp gối.
- Kiểm soát cân nặng với những người béo phì nhằm hạn chế áp lực của cơ thể lên vùng khớp gối, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối gối gây nên tình trạng gai khớp gối.
- Dinh dưỡng hợp lý cũng rất cần thiết cho người bị gai khớp gối, nên bổ sung vào khẩu phần ăn các thức phẩm tốt cho hệ thống xương khớp có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương ở cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là phương pháp phòng ngừa bệnh gai khớp gối hiệu quả, đồng thời tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể giúp cơ thể chống chọi lại các tác nhân có nguy cơ gây hại cho hệ xương khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt, giúp người bệnh phát hiện sớm những dấu hiệu và biểu hiện bệnh gai khớp gối một cách sớm nhất ngay từ khi các gai xương đang còn rất nhỏ.
Như vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng tuyệt đối không nên chủ quan lơ là với mọi biểu hiện bệnh gai khớp gối. Điều đó cớ ý nghĩa giúp người bệnh phát hiện sớm nhất tình trạng bệnh của cơ thể ngay từ những dấu hiệu đầu tiên, từ đó được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất nhằm mang lại sức khỏe và hồi phục chức năng của khớp gối nhanh chóng nhất có thể.
Chịu trách nhiệm nội dung: Vân Dung.
Tham khảo thêm: Cách chữa trị đau khớp gối hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!